Hoàn thiện 40 câu hỏi cho 3 bài đọc (3 passages) Academic trong 60 phút thi phần Đọc là một điều không hề đơn giản. Trên thực tế, có rất nhiều cách làm bài thi IELTS Reading hiệu quả. Vậy bạn đã biết đâu là cách làm nhanh, chính xác và hiệu quả nhất? Dưới đây là 4 phương pháp tiếp cận bài thi IELTS Reading cho các bạn tham khảo.
Như các bạn đã biết IELTS Reading sẽ gồm có 3 passage (3 bài đọc khác nhau) và bạn có thời gian là 60 phút để đọc và hoàn thành tất cả câu trả lời.
Các Dạng Bài Thường Gặp Trong IELTS Reading:
Short Answer Questions
Sentence Completion
Summary Completion
Table/Flow-chart/Plan/Map/Diagram Completion
True/False/Not Given – Yes/No/Not Given
Matching Features
Matching Sentence Endings
Matching Headings
Which paragraph contains …
Multiple Choice
Các bước làm bài thi IELTS Reading
Dưới đây là 4 quy trình làm bài thi Reading mà bạn có thể tham khảo.
Tuỳ thuộc vào mỗi người, có bạn thích đọc bài trước sau đó trả lời các câu hỏi, nhưng có bạn sẽ đọc câu hỏi và gạch chân những keywords -> tìm keywords trong bài -> đọc đoạn chứa keyword để tìm đáp án.
1. Đọc Tiêu Đề
Bạn đừng coi thường những dòng tiêu đề ngắn ngủi này nhé! Vì nó sẽ giúp bạn hiểu một cách bao quát nhất toàn bài đọc phía dưới, về chủ đề mà bài IELTS Reading đó đang nói tới.
2. Đọc Và Gạch Chân Keywords
Hiểu được câu hỏi và tìm được keywords sẽ giúp bạn dễ dàng tìm vị trí đáp án ở trong bài đọc.
3. Tìm Thông Tin Trong Bài Đọc
Tìm từ khóa vừa gạch chân trong bài đọc
Lưu ý: Phần lớn từ khóa đã được paraphrase nên bạn cố gắng tích lũy từ đồng nghĩa trong suốt quá trình học nhé
4. So Sánh Thông Tin & Đưa Ra Đáp Án
Sau khi bạn tìm ra được đoạn văn chứa đáp án, bạn hãy so sánh thông tin xem đã trùng khớp hay chưa rồi chọn đáp án nhé!
Đó là các bước giúp bạn biết được mình cần làm gì trước để tiết kiệm thời gian và mang lại hiểu quả cao.
Bạn có thể tham khảo thêm các Tips học IELTS Reading hiệu quả TẠI ĐÂY
4 Cách Làm Bài Thi IELTS Reading Hiệu Quả
Trong IELTS Reading, có 2 yếu tố quyết định điểm số của thí sinh là:
- Phương pháp và kỹ thuật làm bài
- Từ vựng
1. Skimming & scanning
- Skimming là kỹ thuật đọc lướt nhanh mà không tập trung vào bất kỳ nội dung cụ thể nào.
- Scanning là cũng là việc bạn đọc bài thật nhanh. Tuy nhiên, scanning nhằm tìm kiếm dữ liệu và các thông tin cụ thể cần thiết để trả lời các câu hỏi.
Các bước thực hiện skimming và scanning?
Trong quá trình này, có người sẽ highlight nội dung quan trọng hoặc key words. Bạn nào lười có thể highlight những thông tin khá dễ nhận ra. Ví dụ: tên riêng, số hoặc từ chuyên ngành.
Sau khi lướt, các bạn đọc câu hỏi và scan bài đọc tìm phần thông tin cần để trả lời câu hỏi đó.
Các dạng bài áp dụng: Các dạng bài điền từ, chọn đáp án như Multiple choices, True/False/Not given, Sentence completion,…
Lưu ý: Về lý thuyết, sau khi skim xong các bạn sẽ scan nhanh hơn. Nhưng mình thấy nếu bạn nào skim mà không hiểu tí gì về bài thì cũng hơi phí thời gian.
1.1 Skimming
Ví dụ: dạng bài Matching Heading – Nối tiêu đề phù hợp
Khi ta được yêu cầu nối đoạn văn với heading phù hợp, chắc chắn sẽ luôn luôn có nhiều đáp án hơn (nhiều số lượng heading hơn) là đoạn văn. Trong phần này,
Bước 1: Gạch chân key words của từng heading (tiêu đề) trước.
Tiêu chí chọn keyword(s) (từ khóa) của mình sẽ là những từ mà sẽ tách biệt heading đó ra khỏi những heading khác.
Ví dụ, bài đọc đó nói về “Botanical Forest” (vườn thực vật) thì chắc chắn mình sẽ không chọn những từ như “environment” bời vì từ đó thường xuất hiện trong tất cả các heading .
Thay vì thế, mình sẽ chọn những từ cụ thể như “preservation”, “attitude towards…”, “the reason why…” , etc.
Bước 2: Đến lúc này, mình sẽ không đọc hết cả đoạn vội mà sẽ đọc câu đầu tiên và câu cuối cùng của đoạn đó trước.
Lí do là vì trong nhiều trường hợp, câu mở đoạn (opening sentence) và câu kết đoạn (ending sentence) khái quát hoặc bao gồm ý chính của đoạn đó. Sau đó mình sẽ so sánh 2 câu đó với các keywords vừa xác định ở trên.
Lưu ý: Keywords trong các heading chưa chắc đã xuất hiện trong đoạn văn. Ví dụ keyword mình có là “environmental protection” thì mình sẽ để ý những câu có liên quan đến “không gian xanh” hoặc “nỗ lực của chính phủ …”.
1.2. Scanning
Ví dụ: Dạng bài Gap Filling – điền từ từ bài đọc vào chỗ trống.
Tương tự, mình sẽ thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xác định keyword là những từ ở xung quanh chỗ cần điền
Tại bước này, mình sẽ dự đoán xem những từ đó sẽ được paraphrase (viết lại) như thế nào trong đoạn. Từ đó, đưa ra đoán dạng từ cần điền là danh, động hay tính từ.
Bước 2: Chuyển sang tìm ngay những từ quan trọng như: tên riêng, số liệu, ngày tháng,… để xác định và khoanh vùng vị trí cần đọc.
Lí do có thể khoanh vùng được là bởi vì những từ đó sẽ được giữ nguyên và rất ít khi được paraphrase nên mình sẽ xác định nó rất dễ.
Mình sẽ đảo mắt qua từng dòng của đoạn cần đọc, sau đó tìm đúng keyword mình cần (nhớ là nó sẽ được paraphrase nên phải hiểu ý nghĩa nhé). Sau khi xác định được xong rồi thì đáp án sẽ ở ngay cạnh hoặc ngay cần từ đó thôi.
Một cách các bạn có thể giúp bạn scan dễ hơn đó chính là sử dụng ngón tay hoặc bút chì để “vẽ đường” cho mắt của mình. Sau khi áp dụng cách này, mình cảm thấy tập trung hơn là nhìn vào bài đọc với toàn chữ là chữ và chỉ đọc đơn thuần.
Xem Thêm
Những Bí Quyết Luyện Thi Reading Hiệu Quả
Các Dạng Bài Thường Gặp Trong IELTS Reading
2. Đọc sâu & scan
Đây là trường phái “xôi thịt”, vào là đọc cả bài để hiểu cặn kẽ nội dung luôn. Sau đó mới bắt đầu chuyển sang phần câu hỏi.
Các dạng bài áp dụng: So với skim & scan, người đọc nắm bắt bố cục bài tốt hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể hiểu sâu hơn về nội dung. Từ đó, những dạng câu hỏi nặng về đọc – hiểu như Matching Headings và True/ False/ Not Given sẽ có thể dễ dàng trả lời.
Lưu ý: Cái bất lợi của phương pháp này cũng khá rõ ràng: rất tốn thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng cần một vốn từ vựng rất tốt thì mới có thể làm theo phương pháp này.
3. Đọc từng đoạn & khoanh vùng câu hỏi
Đây là một biến thể dễ hơn của phương pháp thứ 2. Thay vì đọc sâu cả bài, các bạn tập trung vào đọc từng đoạn.
Ở phương pháp 2, có thể đọc cả bài các bạn không nhớ hết. Nhưng với cách này, bạn sẽ phải xử lý ít thông tin hơn, nhớ được nhiều hơn và khả năng đúng cao hơn.
Lưu ý: Cái dở của phương pháp này là có những đoạn trong một Passage mà đề bài hoàn toàn không hỏi đến. Điều này khiến bạn phí thời gian đọc.
4. Đọc câu hỏi & scan
Đây là cách khá dễ hiểu. Bạn đọc và phân tích câu hỏi. Sau đó, bạn mới đi thực hiện scan phần cần đọc để trả lời câu hỏi.
Thay vì skim khó nhớ, đọc sâu khó xong và đọc từng đoạn khó biết đoạn nào cần đọc, việc phân tích kỹ câu hỏi trước khi làm giúp bạn nhớ nhanh (câu hỏi ngắn hơn bài đọc nhiều), tìm nhanh và làm nhanh.
Lưu ý: Phương pháp này có một rủi ro là đôi khi gặp câu hỏi khó đi tìm dữ liệu quá (vì bạn chưa đọc trước bài đọc). Tuy nhiên, tình huống này có thể khắc phục đơn giản bằng cách bạn khoanh vùng các câu hỏi đã làm để tìm ra vị trí phần cần đọc trong bài. Từ đó, bạn có thể giải những câu còn lại.