Phương pháp Passive Listening

Chúng ta thường nghe rất nhiều người khuyên học tiếng Anh hoặc bất kì ngoại ngữ nào thông qua phương pháp Passive Listening – phương pháp nghe thụ động. Vậy phương pháp này là gì? Liệu phương pháp này có lợi hại như Lời Đồn.

I. Passive Listening là gì?

Passive Listening là cách mà người nghe không phản hồi, không đặt câu hỏi và có thể hiểu hoặc không hiểu những thông tin đang được truyền đạt. Trong quá trình nghe, người nghe thường không chú ý hoặc không quan tâm đến thông tin đang được phát, trong quá trình này, người nghe có thể làm một số việc riêng như dọn dẹp nhà cửa, làm việc hoặc thậm chí là ngủ.

Passive listening không đòi hỏi nhiều nỗ lực vì người nghe sẽ lựa chọn tiếp thu những thông tin, kiến thức cần chú ý. Một số ví dụ về passive listening bao gồm nghe một diễn giả trong buổi thuyết trình hoặc cuộc họp, nghe đài, podcast, chương trình truyền hình, nghe nhạc…

II. Những tác động của Passive Listening trong quá trình học tiếng Anh:

1. Ưu điểm

Đây là một phương pháp hay để giúp bạn gợi nhớ lại một số kiến thức hoặc từ vựng đã từng học một thời gian trước đây nhưng hiện bạn không còn sử dụng nữa. Chẳng hạn nếu bạn đang lo lắng về việc quên một phần hoặc toàn bộ kiến thức tiếng Anh trong kỳ nghỉ tết hoặc nghỉ hè, bạn hoàn toàn có thể bậc một bản nhạc để nghe hoặc xem một bộ phim bằng tiếng Anh. Hoặc bạn thuộc nhóm đối tượng đi làm, bận rộn với cuồng quay công việc, và đã dừng việc học tập cách đây một tháng, đây là phương pháp hoàn toàn phù hợp với bạn.

Phương pháp này sẽ giúp bạn gợi nhớ, “giữ lại” kiến thức và làm cho quá trình quên diễn ra chậm hơn. Một trường hợp khác đối mới đối tượng người học mới bắt đầu, người học có thể xem một số bộ phim, hoặc nghe một số bản nhạc để não bộ dần làm quen với ngữ điệu của ngoại ngữ, từ đó người học có thể học dễ hơn một phần nào đó.

2. Nhược điểm

Âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình và podcast có thể được xem là những phương tiện học tập tuyệt vời, người học có thể tự củng cố vốn từ vựng của bản thân. Phương pháp này còn giúp người học làm quen với cách phát âm và nhịp điệu nói tiếng Anh của người bản xứ và qua đó, ta cũng phần nào có cái nhìn sâu hơn về văn hóa của các nước bản xứ và tiếp thu các từ mới thông qua bối cảnh sử dụng các từ.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không thể hiểu được những điều này nếu bạn không thật sự chú ý đến những thông tin bạn đang nghe. Bên cạnh đó, việc nghe thụ động, không chú ý, tập trung đến ý nghĩa, từ vựng mới hoặc cách phát âm, ta cũng hầu như không đạt được thành quả, lợi ích gì từ việc nghe.

III. Kết luận

Passive Listening chỉ có thể được xem là phương pháp học từ “thuở sơ khai” khi bạn bắt đầu học bất kì ngôn ngữ nào. Phương pháp này giúp ta làm quen với ngữ điệu, phát âm của người bản xứ. Hoặc một số trường hợp nhất định, như đã đề cập ở trên, phương pháp này sẽ giúp bạn duy trì kiến thức về ngôn ngữ bạn đang học lâu hơn.

Tuy nhiên, ở một mức độ cao hơn như Comprehension listening (nghe hiểu),  người học cần thật sự tập trung, chú ý đến nội dung bài nghe, từ đó ta mới có thể thật sự cải thiện kỹ năng tiếng Anh của bản thân. Do đó, bạn cần thực sự xác định trình độ của bạn thân trước khi lựa chọn một phương pháp học tập. Đây có thể được xem là bước quan trọng nhất vì nó sẽ quyết định tốc độ, quá trình học ngoại ngữ của bạn diễn ra nhanh hoặc chậm cũng như hiệu quả trong quá trình học.